NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHÁNG SINH
1. Kháng sinh là vũ khí quan trọng để chống lại VI KHUẨN gây bệnh.
2. Để sử dụng kháng sinh đúng thì:
- Chẩn đoán lâm sàng chính xác
- Dựa vào kết quả xét nghiệm vi sinh vật
- Làm kháng sinh đồ
3. Tuy nhiên trong những trường hợp cần điều trị ngay trước khi phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ thì phải dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về kháng sinh để lựa chọn cho phù hợp và hiệu quả.
- Nhóm β-lactam: Penicillin; Ampicillin; Amoxicillin; các Cephalosporin
- Nhóm Aminoglycosides: Treptomycin; Kanamycin; Gentamycin
- Nhóm polypeptides: Colistin
- Nhóm Macrolides: Tylosin; Spiramycin; rifamicin
- Nhóm Pleuromutilins: Tiamulin
- Nhóm Lincosamides: Lincomycin; tác động giống nhóm Macrolides về cơ chế tác dụng, phổ kháng khuẩn và đặc điểm sử dụng lâm sàng – cùng họ hàng
- Nhóm Tetracyclines: Tetracyclin; Chlotetracyclin; oxytetracyclin; Doxycyclin.
- Nhóm Phenicols: Chloramphenicol; Thiamfenicol; Flofenicol
- Nhóm quinolon: Norfloxacin; enrofloxacin
- Nhóm Sulfonamides: Sulfaguanidin, Sulfadiazin…
- Nhóm Diaminopyrimidin: Trimethoprim
Đích Tác Động Của Các Loại Kháng Sinh Khác Nhau.
Nguyên Tắc phối hợp Kháng Sinh
1. Ta chỉ dùng kháng sinh hãm khuẩn trong trường hợp cơ thể còn sức, vì thuốc chỉ làm vi khuẩn ngưng phát triển, yếu đi và hệ thống đề kháng của cơ thể sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt chúng.
2. Nếu nhiễm khuẩn nặng, cơ thể bị yếu, phải dùng kháng sinh diệt khuẩn.
3. Một số ví dụ phối hợp thường gặp.
ß-lactamin + aminoglycoside: Penicillin + Treptomycin;
ß-lactamin + polypeptides : Amoxicillin + Colistin; Ampicillin + colistin.
Tetracyclines + Macrolides: Doxycyclin + Tylosin.