Luật Bất động sản áp dụng từ 1.8.2024 – Người nào sẽ bị ảnh hưởng?
Người trẻ khó mua nhà: với GRDP và giá nhà hiện tại HN và HCM thì người trẻ ngày càng khó mua nhà hơn, phải mất 14-15 năm đi làm liên tục mới có thể mua được 1 căn nhà hiện tại. GDP tăng trưởng trung bình 6%/năm trong khi giá nhà không dưới 10%/năm. Luật mới không những làm giá nhà tăng mà nguồn cung mới cũng khan hiếm hơn.
Người Gốc Việt: có quyền mua nhà như người có Quốc tịch Việt Nam, cầu mua nhà từ nước ngoài gia tăng điều này phản ánh một phần thông qua kiều hối tăng mạnh trong 6T/2024.
Người đầu tư: Chi phí nắm giữ (thuế phi NN), chi phí chuyển nhượng sẽ tăng lên (theo khung giá đất mới), việc hạn chế phân lô bán nền ở 105 khu đô thị loại 2-3 cũng sẽ ảnh hưởng lớn dòng tiền đầu tư.
Người môi giới: sẽ không còn được phép hoạt động tự do, yêu cầu có chứng chỉ hành nghề và đăng ký hoạt động vào các công ty môi giới, dịch vụ bất động sản.
Người lao động: có thu nhập thấp sẽ có thêm cơ hội sở hữu nhà khi định hướng tập trung tăng số lượng nhà ở xã hội lên 1tr căn vào năm 2030 và giảm bớt các điều kiện để người lao động dễ dàng tham gia mua nhà.
Người thu thuế: sẽ tăng nguồn thu khi yêu cầu giao dịch mua bán bất động sản phải chuyển khoản và theo bảng giá đất cập nhật theo thị trường.
Nhà phát triển dự án: thiếu năng lực, kinh nghiệm và tài chính sẽ bị sàng lọc và cơ hội cho nhiều nhà phát triển ở các lĩnh vực khác có tài chính tốt chuyển sang mảng BĐS.
Người nắm giữ BĐS: Bảng giá đất tiệm cận giá thị trường có những nơi tăng 30-50 lần so với bảng giá điều này có nghĩa là những người nắm giữ đất NN, trồng cây LN, nhà đất thậm chí căn hộ cũng sẽ tăng thuế phí (i.e thuế phi nông nghiệp 0.3%).
Những đợt thay đổi luật trước đây đều tác động lớn đến thị trường Bất Động Sản và sự thay đổi lần này cũng không ngoại lệ, “tưởng không tác động mà tác động không tưởng”.
Nguồn: facebook